Ốm nghén khi mang thai
Mệt mỏi
Mẹ cảm thấy mệt mỏi? Có thể là do em bé đang lớn trong bụng mẹ cần thêm năng lượng. Đôi khi, đó là dấu hiệu thiếu máu (thiếu chất sắt trong máu) thường xảy ra trong thai kỳ. Đây cũng là một trường hợp ốm nghén phổ biến.
Lời khuyên dành cho mẹ:
Nghỉ ngơi nhiều, chợp mắt vào buổi trưa và đi ngủ sớm vào buổi tối.
Giũ lịch sinh hoạt đều đặn.
Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng năng lượng.
Kiểm tra máu thường xuyên để biết mình có bị thiếu máu hay không.
Buồn nôn và nôn ói.
Dạ dày của mẹ trở nên khó chịu trong giai đoạn bầu bí là điều hết sức phổ biến và bình thường.
Nó đánh dấu sự thay đổi hóc môn. Sự thay đổi này thường xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai khi cơ thể mẹ đang điều chỉnh đến mức hoóc môn cao hơn.
Nhưng tin vui cho mẹ là buồn nôn thường biến mất vào tháng thứ 4 của thai kỳ (mặc dù một số trường hợp có thể kéo dài trong suốt thời gian mang thai). Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường tệ hơn vào buổi sáng, khi mẹ ăn chưa đủ no hoặc khi dạ dày của mẹ trống rỗng (vì thế nó được gọi là "ốm nghén").
Lời khuyên dành cho mẹ:
Nếu cảm giác buồn nôn cứ hành mẹ vào buổi sáng thì mẹ hãy ăn thức ăn khô như ngũ cốc, bánh mì nướng hoặc bánh quy trước khi ra khỏi giường. Mẹ cũng hãy thử dùng thức ăn giàu protein như thịt nạc hoặc pho mát trước khi đi ngủ (protein cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa).
Nếu mẹ đói bụng nhưng lại đang rất buồn nôn thì hãy thử chế độ ăn uống BRAT (chuối, cơm và chè) cũng như thức ăn nhạt.
Seabands cung cấp cho một số phụ nữ mang thai sự thoải mái.
Gừng có thể chống buồn nôn.
Ăn thành từng bữa nhỏ hoặc ăn nhẹ mỗi 2-3 giờ thay vì 3 bữa chính. Ăn chậm và nhai thật kỹ thức ăn.
Uống từng ngụm chất lỏng trong suốt cả ngày chứ đừng uống một lúc thật nhiều. Mẹ cũng hãy thử thử uống nước mát, nước trái cây nguyên chất chẳng hạn như nước táo hoặc nước nho.
Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, chiên xào hoặc nhiều dầu mỡ.
Nếu mẹ không thích những mùi mạnh thì hãy thử thức ăn lạnh hoặc mát bằng nhiệt độ phòng để tránh hoặc giảm bớt mùi.
Mẹ cũng nên báo với bác sĩ nếu tình trạng ốm nghén nặng như nôn mửa không hề thay đổi hoặc nghiêm trọng đến nỗi mẹ không thể giữ được nước hoặc thức ăn trong dạ dày. Điều này có thể làm cho mẹ bị mất nước và cần phải được điều trị ngay.