Bạn biết gì về "thai máy"

Bạn biết gì về

Bạn biết gì về "thai máy"

1. Thai máy là gì?

Thai máy là một thuật ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ. Đó có thể là những hoạt động như: đá chân, đạp chân của em bé...Thai máy ở mỗi người mẹ không giống nhau, thời điểm thai máy cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên những cuối tháng thai kỳ, thai máy sẽ diễn ra mạnh mẽ cũng như tần suất nhiều hơn. 
Ngoài ra, thai máy còn là cách mà em bé phản ứng lại những tác động bên ngoài như: ánh sáng, tiếng ồn hay thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ bầu đang tiêu thụ.

 

2. Bao nhiêu tuần thì thai máy:

Khi mang thai được 8 tuần tuổi, bé đã bắt đầu biết cử động. Những cử động này vẫn còn quá nhẹ do bé còn quá nhỏ. Bởi thế rất khó mẹ có thể nhận ra được. Chỉ khi bé được khoảng từ 15 - 16 tuần, cảm nhận về cử động của thai nhi hay còn gọi là thai máy sẽ rõ ràng hơn. Mẹ mang bầu được 30 - 38 tuần, thai máy đạt đỉnh, mẹ sẽ cảm nhận cử động của con khoảng 130 lần mỗi ngày. Số lần và cường độ thai máy thông thường diễn ra theo quy luật nhất định.
Theo đó, bé cử động ít hơn và sáng sớm nhưng lại nhiều hơn về chiều tối. Chính vì thế mà nhờ của động thai máy, mẹ nắm được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi thai máy bất thường tức là ít đi cũng là tín hiệu của tình trạng bé con đang thiếu đi một lượng hớn ô - xy. Trường hợp này thường xảy ra do nhau thai bị lão hóa. Nếu không phát hiện kịp thời, thai nhi rất dễ bị chết lưu. Chính vì thế mẹ bầu cần biết cách theo dõi bé bao nhiêu tuần thì thai máy, đếm số lần thai máy. Nhất là khi thai nhi bước sang tháng thứ 7.

3. Mách mẹ cách theo dõi thai máy:

 

Tần suất thai máy, bao nhiêu tuần thì thai máy do nhịp sinh học của bé sẽ quyết định. Theo các chuyên gia tư vấn, không có tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều. Đặc biệt, trong 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu  nên thường xuyên theo dõi thai máy để đánh giá sức khỏe của con. Khi thức, bé sẽ cử động tối thiểu 3-4 lần. Thấp hơn mức này, có thể bé đang ngủ hoặc gặp bất thường gì đó. Rất có thể thai nhi đang stress do chính mẹ tác động sang. Lúc này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi để bé con bình tĩnh trở lại. Nếu không cải thiện, mẹ cần đến bệnh viện thăm khám.
Cách theo dõi thai máy đó là vào giờ cố định trong ngày buổi sáng, trưa, chiều hay tối, mẹ tranh thủ đếm số cử động thai. Nếu bận, mẹ nên đếm ít nhất một lần trong ngày. Mỗi lần đếm khoảng 30 phút.

Thai khi khỏe mạnh là có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Cứ 3 cữ như vậy mỗi ngày. Nếu thai máy mà ít hơn 4 lần, mẹ nên nằm và đếm cử động thai trong vòng 1 hoặc 2-4 giờ để theo dõi chi tiết hơn. Lúc này, nếu bé cử động 4 lần/giờ là ổn.
Trong 4 giờ nhiều hơn 10 cử động thai và liên tục khoảng 3 cữ/ngày cũng ổn. Ngược lại, nếu trong 4 giờ mà ít hơn 10 lần thai máy, mẹ nên nhập viện để được thăm khám và theo dõi tình trạng thai nhi.
Những điều mà mẹ bầu nào cũng cần biết để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi là bao nhiêu tuần thì thai máy, thai máy vị trí nào. Nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, các mẹ hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được kiểm tra ngay nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Ảnh Buồng trứng đa nang – Polycystic Ovary Syndrome (PCOS)

Buồng trứng đa nang – Polycystic Ovary Syndrome (PCOS)

Theo thống kê, có tới 70% phụ nữ mắc buồng trứng đa nang không được chẩn đoán và điều trị, dẫn đến chị em có nguy cao gặp những hệ quả xấu như khó có thai tự nhiên được dẫn đến tình trạng vô sinh nữ giới. ...

Chi tiết
Ảnh Ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khi mang thai

Mẹ cảm thấy mệt mỏi? Có thể là do em bé đang lớn trong bụng mẹ cần thêm năng lượng. Đôi khi, đó là dấu hiệu thiếu máu (thiếu chất sắt trong máu) thường xảy ra trong thai kỳ. Đây cũng là một trường hợp ốm nghén phổ biến. ...

Chi tiết
Ảnh Bạch hầu tái xuất là do nguyên nhân từ đâu?

Bạch hầu tái xuất là do nguyên nhân từ đâu?

Bốn năm qua ghi nhận các ca bệnh bạch hầu xuất hiện rải rác ở khu vực Tây Nguyên. Năm 2019, dịch xuất hiện ở Đăk Lăk, một người tử vong, 3 người lây nhiễm chéo. Năm 2018, ghi nhận 5 người tại Kon Tum mắc bạch hầu, trong đó hai người đã tử vong. ...

Chi tiết