Các xét nghiệm tầm soát ung thư

Các xét nghiệm tầm soát ung thư

Các xét nghiệm tầm soát ung thư

1. Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư

1.1 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu nhằm phát hiện ra các dấu ấn ung thư - một loại protein đặc biệt được tạo ra từ tế bào ung thư hoặc tế bào bình thường trong cơ thể đáp ứng với trường hợp ung thư ví dụ như đối với ung thư gan thì dấu ấn ung thư là AFP, ung thư tụy là CA19-9, ung thư ruột già là CEA, ung thư phổi là CYFRA 21-1, ung thư buồng trứng là CA 125,...

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư

Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư (xét nghiệm đột biến gen): Đây là một phương pháp tầm soát ung thư rất mới hiện nay dựa trên cơ sở rằng ung thư là do đột biến gen gây ra, ví dụ như xét nghiệm máu tìm gen ung thư vú BRCA2, gen APC ở ung thư đại tràng,...

1.2 Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Kỹ thuật chụp CT scan (Chụp cắt lớp vi tính), chụp MRI (Chụp cộng hưởng từ) toàn thân, chụp PET CT (Chụp cắt lớp Positron) dựa trên nguyên tắc đó là: Các tế bào ung thư cần hấp thu nhiều Glucose để chuyển hóa, người bệnh được tiêm một chất đồng vị phóng xạ (positron) có gắn Glucose hấp thu nhanh. Cơ thể sẽ phóng ra các tia Gamma sau khi được tiêm thuốc phóng xạ và máy PET/CT sẽ thu nhập hình ảnh từ các tế bào khác nhau của cơ thể từ các tia Gamma. 

Từ đó, ghi nhận được những bất thường về chuyển hóa tại các tế bào ngay trước khi cấu trúc bị thay đổi.

Chụp MRI toàn thân có khả năng phát hiện được khối u có kích thước nhỏ

Tầm soát ung thư của từng cơ quan đích ví dụ như: Ung thư đường ruột dạ dày, đại tràng thì làm nội soi dạ dày, đại tràng. Ung thư vú thì siêu âm ngực, chụp nhũ ảnh, MRI (Cộng hưởng từ) vú, ung thư cổ tử cung thì thực hiện PAP Smear (Xét nghiệm phết tế bào tử cung), soi cổ tử cung,...

Như vậy, câu hỏi đặt ra là tầm soát ung thư có cần khám nhiều loại bệnh ung thư với tất cả các phương pháp trên hay không? Thông thường, nếu không có chỉ thị đặc biệt thì sẽ dựa vào kết quả của các xét nghiệm máu và làm xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư. Các dấu ấn ung thư thường dùng là CEA, CA19-9, CA 125, CYFRA 21-1, AFP, PSA,... Các xét nghiệm máu này khá dễ làm, chi phí không cao và không tốn kém thời gian.

2. Xét nghiệm tầm soát ung thư - phát hiện sớm một số loại ung thư thường gặp.

2.1 Xét nghiệm tầm soát ung thư vú 

Đối với phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40 và có sức khỏe tốt thì nên đi chụp X - quang tuyến vú định kỳ hàng năm. Nữ ở độ tuổi từ 20 - 40 nên đi khám vú định kỳ 3 năm 1 lần tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa. 

Đối với phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40, tuổi hành kinh sớm hay mãn kinh muộn,...thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ cao hoặc tiền sử trong gia đình có người ung thư vú thì nên được làm xét nghiệm tầm soát ung thư vú sớm hơn.

2.2 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Phụ nữ trên 21 tuổi nên được xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung sớm và không nên xét nghiệm ở phụ nữ dưới 21 tuổi.

Độ tuổi từ 21 - 29 tuổi nên được tiến hành PAP test. Không nên tiến hành xét nghiệm HPV đối với phụ nữ ở nhóm tuổi này trừ trường hợp có kết quả PAP test bất thường.

Đối với phụ nữ từ 30 - 65 tuổi khi có kết quả kiểm tra định kỳ bình thường thì không nên tiếp tục làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

2.3 Xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng

Người bình thường ở độ tuổi trên 50 nên được tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng bằng một trong các xét nghiệm sau:

- Nội soi đại tràng sigma ống mềm định kỳ 5 năm 1 lần hoặc nội soi đại tràng 10 năm một lần, chụp đại tràng cản quang kép 5 năm 1 lần hoặc chụp CT đại tràng hay còn gọi là soi đại tràng ảo mỗi 5 năm.

- FOBT (Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân) hay xét nghiệm hóa miễn dịch phân (Fecal Immunochemical Test) 1 năm 1 lần hoặc xét nghiệm DNA trong phân (Stool DNA test).

Trường hợp một trong các xét nghiệm trên dương tính thì người bệnh cần được tiến hành nội soi đại tràng. Đối với một số người có tiền sử gia đình, người có nguy cơ cao bị polyp hoặc ung thư đại trực tràng cần được kiểm soát thường xuyên hơn.

2.4 Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi không được khuyến cáo đối với người có nguy cơ bị ung thư phổi mức độ thấp và trung bình. Người có nguy cơ cao bị ung thư phổi như tuổi từ 55 - 74, có tiền sử hút thuốc, đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc được ít hơn 15 năm. Người có nguy cơ cao nên đi khám để được tư vấn chụp CT liều thấp để sàng lọc ung thư phổi.

Israel đã nghiên cứu ra phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư phổi thông qua kiểm tra ADN của người bệnh. 

Israel đã nghiên cứu ra phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư phổi thông qua kiểm tra ADN của người bệnh. 

2.5 Xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến

Đối với nam giới sau 50 tuổi nên được tư vấn về lợi ích và nguy cơ của việc tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Các xét nghiệm gồm có định lượng PSA và thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng.

Bài viết cùng chuyên mục

Ảnh Tổng phân tích máu

Tổng phân tích máu

Tổng phân tích tế bào máu là một xét nghiệm để cung cấp thông tin quan trọng về các loại và số lượng tế bào trong máu, đặc biệt là các tế bào hồng cầu, các tế bào bạch cầu và tiểu cầu. ...

Chi tiết
Ảnh Tư vấn, điều trị vô sinh - hiếm muộn

Tư vấn, điều trị vô sinh - hiếm muộn

Vô sinh - hiếm muộn là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai.Có thể hiểu vô sinh là hiện tượng mất hay thiếu khả năng sinh sản xảy r ...

Chi tiết
Ảnh Xét nghiệm tinh dịch đồ

Xét nghiệm tinh dịch đồ

Tinh dịch đồ được biết đến là một xét nghiệm đơn giản thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới, nhất là với những cặp vợ chồng khó thụ thai. ...

Chi tiết
Ảnh Khám và tư vấn thai kì

Khám và tư vấn thai kì

Bên cạnh niềm hạnh phúc chào đón thêm thành viên mới của gia đình thì còn có những nỗi lo lắng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Đó là làm sao để có một thai kỳ an toàn, làm sao để “mẹ tròn con vuông”, em bé được phát triển và chào đời khỏe mạnh nhất ...

Chi tiết
Ảnh Siêu âm 5D

Siêu âm 5D

Siêu âm 5D là phương pháp mới giúp mẹ bầu nhìn thấy được hình ảnh sống động của thai nhi trong bụng mẹ và giúp bác sĩ chẩn đoán sớm các dị tật thai nhi. ...

Chi tiết